|  Đăng nhập
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

 

Vài ghi nhận về Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II
Đỉnh máu
Cánh cò chấp chới
Dòng sông ngày xa
Bài tìm thấy sau nhiều năm
Nghịch sông
Vai diễn
Mê khúc
Tam Kỳ
Bước ra từ cánh đồng
Cái nhìn
Ru em thủy thần
Xưa
Tiêu đề: Vài ghi nhận về Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II
Tác giả: Bảo Anh



Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II (2009-2013) được khởi động cách đây nửa năm. Đến lúc này, tất cả các phần việc quan trọng nhất của Giải thưởng đã được thực hiện xong và, vào tối 25/6 này, mùa giải lần thứ hai sẽ chính thức khép lại bằng buổi lễ trao giải trang trọng và một chương trình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại Tam Kỳ.

Để đánh giá mức độ thành công của một giải thưởng văn nghệ, thường thì cần phải có độ lùi thời gian nhất định và phải có những phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ nhiều phía. Riêng với Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II này, nhìn từ phương thức điều hành, tổ chức giải, cộng với những phản hồi tích cực, mang tính đồng thuận cao từ phía dư luận nói chung và từ giới văn nghệ nói riêng, bước đầu có thể nói Giải thưởng đã có được những kết quả đáng ghi nhận.

Trước hết, bất chấp những diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, xã hội, Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II vẫn được tổ chức đúng với quy mô, tầm cỡ vốn có. Hơn thế, thay vì chỉ xét giải đối với những loại hình mà Quảng Nam đã có hội, chi hội chuyên ngành, UBND tỉnh đã cho phép Ban Tổ chức Giải thưởng xét giải ở cả những loại hình mà địa phương chưa có hội chuyên ngành. Bởi vậy, bên cạnh Văn học, Âm nhạc, Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, Giải thưởng lần này còn tạo cơ hội dự phần cho Điện ảnh, Múa và Kiến trúc. Số lượng tác giả dự giải theo đó cũng tăng lên, với 130 tác giả, nhiều gần gấp đôi so với Giải thưởng lần thứ nhất (78 tác giả). Ngoài các tác giả Quảng Nam đang sinh sống, làm việc tại quê nhà và tác giả là người Quảng xa quê, Giải thưởng lần này còn có sự góp mặt của nhiều tác giả ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Kon Tum, Thừa Thiên-Huế... Đặc biệt, khi mọi việc còn đang ở bước “khởi động”, UBND tỉnh đã có một động thái quan trọng, thể hiện sự quan tâm, đề cao vai trò, vị trí của văn học, nghệ thuật, đó là việc xem Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II là một trong những sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2015 của tỉnh.

Xuất phát từ những lý do đó, cộng với yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng và uy tín của Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng, Ban tổ chức Giải thưởng lần thứ II đã tập trung thực hiện các phần việc liên quan theo hướng nhanh chóng, chính xác và chặt chẽ. Từ phiên họp đầu tiên đến những phiên họp sau này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban tổ chức giải Nguyễn Chín luôn đích thân chủ trì, phân công, điều hành và giao các phần việc cụ thể cho từng thành viên. Tiến độ thực hiện từng phần việc của công tác tổ chức Giải thưởng đều được định kỳ báo cáo cho Ban Tổ chức, đảm bảo cho các “mắt xích” luôn vận hành ăn nhịp.

Đầu tháng 9/2014, Thể lệ Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II được công bố trên phạm vi toàn quốc. Cùng lúc với việc thu nhận tác phẩm dự giải (kéo dài trong một tháng), việc chọn, mời thành viên tham gia các tiểu ban giám khảo chuyên ngành cũng được tiến hành. Và, thay vì chỉ chú trọng các tiêu chí về uy tín chuyên môn, mức độ nổi tiếng, tiêu chí của các thành viên hội đồng giám khảo lần này còn có một yêu cầu nữa là từng tham gia xét các giải thưởng văn học, nghệ thuật từ cấp tỉnh trở lên. Đặc biệt, mặc dù tất cả đều là người ngoài tỉnh, nhưng trong mỗi tiểu ban giám khảo của từng chuyên ngành đều có ít nhất một người từng sống, chiến đấu, công tác ở Quảng Nam hoặc có am hiểu về văn hóa và nhất là về đời sống văn học, nghệ thuật xứ Quảng trong những năm gần đây. Và, một Hội đồng giám khảo gồm 20 thành viên đã được thành lập, vừa đáp ứng được các yêu cầu nói trên của Ban Tổ chức, vừa tạo được sự an tâm, tin tưởng của những người có tác phẩm dự giải. Về văn học có nhà văn Thái Bá Lợi, PGS-TS, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học Hồ Thế Hà và nhà thơ Văn Công Hùng. Lĩnh vực âm nhạc-múa có NSND Chu Thúy Quỳnh, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Trọng Đài và PGS-nhạc sĩ Thế Bảo. Mỹ thuật có họa sĩ Trần Khánh Chương, họa sĩ Đặng Mậu Tựu, nhà điêu khắc Phạm Hồng. Về sân khấu-điện ảnh có NSND Trần Đình Sanh, NSƯT Huỳnh Hùng, đạo diễn Trần Quốc Trọng, nhà biên kịch Nguyễn Sĩ Chức. Lĩnh vực nhiếp ảnh có NSNA Phạm Văn Tý, NSNA Đào Tiến Đạt, NSNA Hồ Xuân Bổn. Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số và văn nghệ dân gian có các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn, Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng.

Ngoài những vấn đề trên, Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II còn có một điểm mới nữa. Đó là, thay vì “đưa tất cả vào chung khảo” như ở Giải thưởng lần thứ nhất, lần này mọi tác phẩm dự giải đều được “sàng lọc” qua vòng sơ khảo. Từ 185 tác phẩm thuộc 9 loại hình văn học, nghệ thuật của 130 tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh gửi về tham dự Giải thưởng lần II (chuyên ngành Kiến trúc không có tác phẩm dự giải), qua 3 phiên họp, Ban Sơ khảo đã xét chọn và đề nghị đưa vào xét giải 171 tác phẩm của 126 tác giả/ nhóm tác giả. Trong đó, văn học có 48 tác phẩm, văn nghệ dân gian có 10 tác phẩm, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số-miền núi có 2 tác phẩm, mỹ thuật có 28 tác phẩm, sân khấu có 5 tác phẩm, điện ảnh có 7 tác phẩm, nhiếp ảnh có 43 tác phẩm, âm nhạc có 27 tác phẩm và múa có một tác phẩm.

Việc chấm chọn ở vòng chung khảo cũng rất chặt chẽ. Ở bước thứ nhất, mỗi thành viên giám khảo đều được nhận một bộ tác phẩm theo đúng chuyên ngành/ tiểu ban chuyên môn của mình để chấm chọn độc lập. Bước tiếp theo, từng tiểu ban giám khảo tiến hành chấm chung, trực tiếp tại Tam Kỳ dưới sự chứng kiến của đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng. Có tiểu ban làm việc (chung) một ngày, có tiểu ban làm việc tới 3 ngày mới xong. Trong quá trình làm việc chung, bên cạnh việc cung cấp các phiếu chấm, nhận xét của cá nhân đã được thực hiện độc lập trước đó, mỗi người đều có quyền phát biểu quan điểm cá nhân, bảo vệ hoặc phản biện về một tác phẩm nào đó trước tập thể tiểu ban. Việc xếp giải chính thức chỉ được thực hiện sau khi từng thành viên trình bày xong quan điểm, hướng xếp giải của mình và tập thể tiểu ban hoàn tất việc thảo luận, nhận xét, đánh giá chung. Với cách thức xét giải như thế, để tìm ra tiếng nói chung, trong quá trình làm việc đã xảy ra một số cuộc tranh luận nảy lửa, căng thẳng... Và nhờ vậy, điều quan trọng cuối cùng là, toàn bộ quá trình chấm và xếp giải đã diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy trình, trung thực, khách quan. Đặc biệt, kết quả xếp giải có sự đồng thuận cao của các thành viên trong từng tiểu ban giám khảo.

Nếu như ở khâu tổ chức và chấm giải được thực hiện chặt chẽ, khép kín thì ngược lại, ở khâu công bố kết quả xếp giải, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II đã xác định ngay từ đầu là phải công khai hóa. Ở mùa giải lần thứ nhất, kết quả xếp giải được giữ kín cho đến ngày trao giải, gây ra những đồn đoán, suy luận thiếu chính xác, thậm chí là ác ý. Riêng tại mùa giải lần này, chỉ hai ngày sau khi kết quả xếp giải của tất cả các tiểu ban giám khảo được trình cho Ban Tổ chức Giải thưởng, kết quả chính thức đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của việc công bố sớm kết quả xếp giải không gì khác là nhằm lắng nghe phản ứng, phẩm bình của dư luận, để nếu có trường hợp nào sai sót, không xứng đáng, Ban Tổ chức và Hội đồng giám khảo còn có thời gian xem xét, xử lý, điều chỉnh trước khi trao giải.

Với sự chuẩn bị chu đáo, cách thức tổ chức, điều hành khá chặt chẽ, đến lúc này có thể nói Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II đã diễn ra suôn sẻ, thành công.

Hẳn nhiên, như với nhiều giải thưởng văn nghệ khác, Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ II cũng khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người, khó tránh khỏi những điều mà theo thói quen đánh giá về một vấn đề nào đó người ta vẫn hay nói là “tồn tại cần khắc phục”. Ví như Quy định về Giải thưởng, được UBND tỉnh ban hành từ năm 2008, đến nay có một số điểm không còn phù hợp nữa nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Ví như trong việc xây dựng thể lệ, theo đánh giá của anh em văn nghệ sĩ là vừa có những điểm rất “mở” vừa có những điểm quy định quá khắt khe. Cả trong việc tổ chức nhận tác phẩm, thực hiện quy trình sơ khảo, xét chung khảo cũng vẫn còn vài điểm cần phải chặt chẽ hơn...

B.A

Quay về
THƠ
Tôi bay
Đảo xinh
Bên ngoài ô cửa
Còn ai nữa...
Thinh không
Có gì
Viết cho một người ở Ninh Bình
Cánh diều đứt dây
Mùa xưa không tàn trong tiếng ngân
Viết trong chiều mưa
NGHIÊN CỨU-LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH
Thu Bồn, một hồn thơ đậm đà chất Quảng
Báo chí trong buổi đầu tiếp nhận văn học Pháp
Du Tử Lê, một đời sông ra biển
GÓC NHÌN NGƯỜI TRONG CUỘC
Những bài học thực tiễn của báo chí đất Quảng trong giai đoạn hiện nay
VĂN HỌC-HỌC VĂN
Hạ ơi!