|  Đăng nhập
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

 

Tiêu đề: Khai trường, chợt nhớ...
Tác giả: Phương Dung
Tản mạn

Sáng nay mẹ ra phố và cố tình đi qua con đường ấy dù mẹ biết giờ này thường kẹt xe.
Trên con đường dài chừng 2km để đến ngã tư Thủ Đức mà có 4 ngôi trường. Một trường THCS, một trường tiểu học và hai trường mẫu giáo. Con có biết hôm nay là ngày gì không? Ngày khai trường.
Đứng nép vào bên đường. Mẹ đã thấy những đứa trẻ mắt đỏ hoe trong tay những ông bố bà mẹ còn rất trẻ, bịn rịn mãi không chịu rời bàn tay nắm để xếp hàng chuẩn bị làm lễ chào cờ mặc dù trước đó các bé đã được ba mẹ đưa đến lớp làm quen nhiều ngày rồi. Tuy vậy vẫn có nhiều bé dạn dĩ hơn, mặt mày tươi rói như sắp bước vào một thế giới đầy mới lạ quyến rũ. Trường mẫu giáo Ánh Dương này mẹ vẫn qua lại hoài mà sao hôm nay chính mẹ cũng thấy lạ, lòng mẹ cũng tươi vui, cũng nghẹn ngào như những đứa bé vừa tròn ba tuổi bên trong cổng trường màu vàng nhạt ấy. Và trong màu nắng đầu thu phương Nam mẹ thấy con với tất cả nổi chìm của một thời bé dại.
Con được may mắn vào học một ngôi trường mẫu giáo gọi là đàng hoàng nhất thị xã Tam Kỳ ngày đó. Trường mẫu giáo Sơn Ca. Ngày khai giảng năm ấy con đã chia tay mẹ tại cổng trường và tự vào lớp, tự xếp hàng làm lễ khai trường như một anh chàng người lớn. Lẽ ra con cũng muốn mè nheo với mẹ chút chút nhưng con biết sáng hôm ấy bên trường cấp hai của mẹ cũng chuẩn bị khai giảng, mẹ phải lo cho học sinh lớp mẹ chủ nhiệm nên con không muốn mẹ phải đi trễ. Từ rất nhỏ con đã hiểu là không có ai ngoài mẹ mà mẹ thì có rất nhiều học trò ngóng chờ...
Năm đầu tiên đi học, con may mắn gặp một cô giáo trẻ đẹp rất yêu thương học trò. Cô giáo năm ấy chưa chồng mà chăm trẻ mẫu giáo rất mát tay. Đứa nào cũng lớn nhanh như dưa và biết được nhiều điều mà ở nhà, ngay như mẹ là cô giáo cấp hai cũng khó bày dạy cho con huống chi những bà mẹ lam lũ khác. Mẹ thật sự biết ơn cô giáo của con. Cô giáo thương tất cả các bé nhưng với con thì mẹ biết, ngoài mẹ, cô là bóng mát đầu đời của con, một cuộc đời côi cút. Con được bầu làm lớp trưởng ngay trong năm học đầu tiên đó. Anh chàng chỉ huy tròn ba tuổi của mẹ đêm về cứ nhờ mẹ làm học trò cho con thực hành hô “nghiêm, nghỉ” đến mỏi miệng. 
Mẹ nhớ mãi hình ảnh con buồn xo một mình đứng nép bên cổng trường đợi mẹ đến đón mỗi bận trường tan. Mẹ biết trước khi mẹ đến con đã khóc thầm khi thấy bạn bè mình lần lượt được ba mẹ vào tận cửa lớp bồng trên tay hôn hít rồi chở về nhà và không quên thưởng một gói bánh gói kẹo đủ màu sắc bày bán trước cổng. Thời gian đầu con được cô giáo hoặc bác bảo vệ cùng chờ mẹ để giao trả cuối ngày nhưng lúc nào trường mẹ cũng tan sau trường con một giờ nên mãi như thế thì mắc lòng quá, chiều lại ai cũng lo về. Mẹ đã nói với cô giáo và bác bảo vệ rằng con rất ổn, cứ để con đợi mẹ một mình và thế rồi mọi ngày cũng qua bình an. May mà thời đó không có bọn bắt cóc trẻ con. 
Không biết bây giờ cơm bán trú của trẻ mẫu giáo ra sao chứ thời bao cấp khốn khó đó mà các cô cấp dưỡng chế biến thật giỏi. Bọn trẻ gần như nghiện cơm ở trường. Chủ nhật ở nhà là biếng ăn, con của mẹ thì sao cũng được chứ bạn con, mẹ nhớ các bà mẹ ấy kể lại rằng chúng nó giẫy nẩy lên rằng con thích canh như canh ở trường thôi. Thế là ông bố phải lén xuống bếp làm một cà mèn canh đi ra ngõ sau đi về ngõ trước và bảo đó, ba phải chạy xuống trường xin canh về cho con ăn đó. Đứa trẻ ăn ngon lành. Tuổi thơ thì trường học như thiên đường, tất cả thứ gì ở đó cũng lung linh và mầu nhiệm. Sau này lớn lên nghe kể lại thì cười khì rồi bảo mẹ ơi mai mốt có ngôi trường nào như thế cho con của con theo học không hở mẹ. Bà mẹ nào cũng mong muốn như vậy con ạ, mẹ tin rằng xã hội mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn và ngôi trường nào cũng là nơi để những đứa trẻ được sinh ra từ con, từ bạn con, học hỏi được những điều hôm nay chúng con có được. Và là nơi chúng con nhớ về mỗi khi mỏi mệt trên đường mưu sinh như nhớ về vùng hoa thơm cỏ lạ.
Mẹ nhớ có lần khi đang học lớp Nhỡ mà trong Nam này gọi là lớp Chồi đó, con không chịu đi học. Sáng ra mẹ tất bật lo đưa con đến lớp rồi mẹ còn phải đến trường dạy tiết đầu nữa mà con cứ ì ra không chịu đi. Mẹ tưởng con bị ốm nhưng khi nghe con nói con ghét ngôi trường đó thì mẹ bàng hoàng. Hỏi mãi con mới khai là chiều qua khi mẹ chưa đến, nhà trường đã đọc tên con rất nhiều lần là con chưa nộp tiền và gạo. Lúc đó thì mẹ mới hiểu sự hiểu biết và lòng tự trọng của một đứa trẻ 5 tuổi to đến nhường nào. Mẹ đã xin lỗi con ngay rằng mẹ bận bịu quá mà quên theo dõi gạo tiền cho con để con bị nhắc nhở. Con nói mẹ không có lỗi, chỉ có trường có lỗi là đã rao lên cho bạn con nghe thôi. Thời ấy chuyện nợ tiền nợ gạo là chuyện bình thường thì đúng rồi, biết không nộp kịp thì lấy gì trường nấu cho con mình ăn. Mẹ không trách nhà trường nhưng mẹ cho rằng đó là cách làm không đúng. Tâm hồn những đứa trẻ đang trong veo kia cũng sẽ ít nhiều bị tổn thương vì bị “rêu rao” chuyện nợ nần. Mẹ rất đau lòng vì việc ấy và cũng từ đó mẹ biết rằng con đã lớn khôn.
Đó là một vết xước nho nhỏ và duy nhất trong lòng con trong những ngày hoa lệ ở ngôi trường mẫu giáo ấy. Vết xước nhanh lành bởi vì hôm nay khi con đã ở cái tuổi làm ba làm mẹ được rồi mà con vẫn nhớ về cô giáo và ngôi trường đầu tiên ở quê nhà. Con thường nói với mẹ nếu con gặp một người con gái có mái tóc dài và tính tình giống như cô thì con sẽ lấy làm vợ, khi có dịp con sẽ về thăm trường cũ...
Sáng nay mẹ nép mình bên đường để xem buổi lễ khai giảng của một ngôi trường xa lạ ở phương Nam mà nhớ thương ngày tháng cũ... Sáng nay trên đường đi làm mẹ cầu mong con gặp được người con gái ấy... Sáng nay bên trong cổng trường màu nắng nhạt kia mẹ ước ao những đứa trẻ lần đầu đi học gặp được cô giáo như con đã gặp!... 
P.D
Quay về
Văn
Có một lời thề
Biển đêm
Khai trường, chợt nhớ...
Những mảnh ghép
Không bằng trời tính
Mênh mang...
Gió
Đồng hành mưa
Người đánh bắt giấc mơ
Vẫn còn...
Thơ
Người lính già trước biển
Trong xanh thẳm Đăk Tô
Ký ức
Dù mình không còn trẻ
Về quê
Ngọn rau đắng
Tự vấn
Một mình
Khúc đêm
Hạ Long ngẫu Rap
Khúc ru
Linh khí ở Bảo tàng Quang Trung
Giấc mơ dừa kỳ ảo giữa Tam Quan
Đại Hồng(*)
...Còn bên này sông
Người đánh bắt giấc mơ
Nhạc
Vầng trăng của bé
Văn học nước ngoài
Con chó già
Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình
Những gam màu ấn tượng của mỹ thuật Quảng Nam
Về tuyển tập ca khúc "Quê hương xứ rượu Hồng Đào"
Vài âm vọng lục bát Nguyễn Bá Hòa
Góc nhìn người trong cuộc
Văn học và... thời trang
Văn học-Học văn
Mũ đồ chơi(*)
Một thoáng Mỹ Sơn(*)
Nhip sống văn nghệ-Hộp thư
Nhịp sống văn nghệ
Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015)
Hộp thư