|  Đăng nhập
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

 

Tiêu đề: Một thoáng Mỹ Sơn(*)
Tác giả: Nguyễn Thị Thương (Lớp 10/5 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Viết ngắn

Chiếc xe của chúng tôi lăn bánh trong màn mưa buổi sớm. Qua ô cửa kính còn thấm hơi sương và qua bức màn mưa, cảnh vật hiện lên thật tươi mát và dịu dàng. Đây là chuyến tham quan đầu tiên của tôi đến Mỹ Sơn. Tôi đã có dịp đi khá nhiều nơi ngoài tỉnh, nhưng một di tích văn hóa nổi tiếng ngay ở huyện láng giềng thì chỉ mới lần đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi đã có nghe nói về Mỹ Sơn nhưng dẫu sao thì "trăm nghe không bằng một thấy". Vì thế mà đây là chuyến đi tôi mong đợi nhất trong lịch trình và hứa hẹn mang đến nhiều điều thú vị.

Tôi nhớ cách đây không lâu, tôi đã làm một bài kiểm tra với đề bài là thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở địa phương. Yêu cầu đối với học sinh là phải có tri thức về đối tượng mình cần thuyết minh. Tôi đã quyết định thuyết minh về Mỹ Sơn và khai thác, tìm hiểu thông tin hoàn toàn từ internet. Internet đưa ra những thông tin rất cụ thể và chi tiết, mà muốn có một bài thuyết minh hay thì không chỉ dựa vào những thông tin đó. Cuối cùng tôi đã chọn thuyết minh về Hội An - nơi mà tôi đã khá quen thuộc do đã có dịp đi đến khá nhiều lần. Chuyến đi lần này không chỉ giải đáp những tò mò bấy lâu nay của tôi mà còn giúp tôi có dịp bổ sung "gia vị" cho bài thuyết minh từng bị bỏ lỡ - sự trải nghiệm bằng mắt và tâm hồn.

Chiếc xe đỗ dưới chân đồi. Trời tạnh mưa và bắt đầu hửng nắng - cái nắng dịu dàng hiếm hoi trong tuần, khác hẳn với cái nắng gắt gỏng của những ngày trước đó. Chúng tôi đi bộ men theo con đường triền dốc dẫn lên Mỹ Sơn. Sau cơn mưa nhẹ, cây cối hai bên đường xanh tươi và mát mẻ. Những vũng nước nhỏ trong veo còn đọng trên đường. Tôi tò mò về con đường mình đang đi tới. Có cảm giác như mình đang trên chuyến hành trình đi ngược thời gian về với quá khứ của một đất nước, một nền văn hóa, đặc biệt là trong không gian của con đường xinh đẹp này.

Những ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn đã hiện ra trước mắt tôi, lặng lẽ, trầm tĩnh nhưng cũng không kém phần uy nghi giữa bốn bề rừng núi. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên đã tạo cho du khách cảm giác bị mê hoặc. Quần thể đền tháp đã sừng sững nơi đây từ hàng thế kỉ, bền bỉ và vững chắc, như những nhà du hành trên hành trình vượt thời gian. Họa tiết trên gạch đá được chạm khắc vô cùng tinh xảo và điêu luyện. Những đền tháp được xây dựng tỉ mỉ và tinh tế. Những bức tượng, phù điêu với nhiều hình dáng phản ánh tín ngưỡng, sinh hoạt hàng ngày của người Chăm. Tất cả đều thể hiện độc đáo về một nền văn hóa vô cùng đặc sắc với những vẻ đẹp mê hoặc và bí ẩn. Những tòa tháp không còn lành lặn cho thấy chiến tranh đã làm thay đổi nơi đây, nhưng với những gì còn lại, cũng đã đủ để cho nhân loại ngưỡng mộ trước văn hóa và trí tuệ của một dân tộc. Ngay cả nền khoa học thời hiện đại, khi đứng trước Mỹ Sơn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, điển hình như chất liệu kết dính những viên gạch, phương thức nung gạch và xây dựng,... Ngày xưa không hề có xi măng, cốp thép, vậy mà những khu đền tháp dù đã được xây dựng từ rất lâu nhưng vẫn trụ vững cho đến ngày hôm nay như muốn thách thức vòng xoay vũ trụ.

Tôi đi dạo quanh những ngôi đền tháp, bức tường gạch phủ rêu như tấm màn xanh màu cổ kính. Tôi tự đặt mọi thứ quay về thời đại của chúng và thử hình dung về nơi đây giữa thời kì vàng son trong lịch sử Chăm Pa. Sự hình dung không được rõ ràng cho lắm và dù ít nhiều mang tính chủ quan, nhưng ít ra chúng cũng đã giúp phác nét được bức tranh toàn cảnh những gì đã diễn ra trong thời đại đó. Nơi đây từng là kinh đô phồn hoa của người Chăm với sự phát triển song song của văn hóa và kiến trúc. Một mảnh đất thiêng từng là nơi thờ cúng, lễ hội, là nơi chôn cất của các vị vua và hoàng thân quốc thích, một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Toát lên từ những bức gạch đá phủ rêu là phong thái uy nghi mà dư âm sức sống của một dân tộc trong thời kì huy hoàng như vẫn còn đọng lại đâu đó trong lòng đất và lan tỏa ra không gian Mỹ Sơn. Trong một thoáng, cái tên Chế Lan Viên lại hiện lên trong tâm trí tôi. Tác giả tập "Điêu tàn" đã từng đau xót bật lên thành tiếng thơ:

Đây, điện cát huy hoàng trong ánh nắng

Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh
...
Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập
Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống đan Hời.
Nhưng dù sao đi nữa, tất cả cũng chỉ là những quy luật tất yếu của lịch sử, của quá khứ. Ngày hôm nay chúng ta có quyền tự hào và tôn trọng những thành quả mà người xưa để lại. Một điệu múa Chăm uyển chuyển kết thúc buổi tham quan. Tôi thấy vui khi những du khách nước ngoài vỗ tay rất lớn. Mỹ Sơn đang và sẽ góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè năm châu. Và, có một câu nói rất đúng khi muốn tìm hiểu Mỹ Sơn, theo tôi đó cũng là những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp xúc với một nền văn hóa, đó là: "Kiến trúc phản ánh văn hóa, hội họa phản ánh thời đại". Hi vọng vào một ngày không xa, tôi sẽ có dịp được quay trở lại nơi này.

Chúng tôi trở về cũng trên con đường cũ. Những đoàn du khách đi theo hướng ngược lại mỗi lúc một đông hơn. Mỹ Sơn, trên chuyến hành trình dài lâu cùng năm tháng, quá khứ để lại dấu ấn cho hiện tại. Vậy thì chúng ta, hiện tại sẽ để lại gì cho tương lai?...

N.T.T

(*) Tác phẩm từ Trại sáng tác Văn học thiếu nhi hè 2013 do Hội VHNT Quảng Nam tổ chức. Khi dự Trại, tác giả là học sinh Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, huyện Điện Bàn.
Quay về
Văn
Có một lời thề
Biển đêm
Khai trường, chợt nhớ...
Những mảnh ghép
Không bằng trời tính
Mênh mang...
Gió
Đồng hành mưa
Người đánh bắt giấc mơ
Vẫn còn...
Thơ
Người lính già trước biển
Trong xanh thẳm Đăk Tô
Ký ức
Dù mình không còn trẻ
Về quê
Ngọn rau đắng
Tự vấn
Một mình
Khúc đêm
Hạ Long ngẫu Rap
Khúc ru
Linh khí ở Bảo tàng Quang Trung
Giấc mơ dừa kỳ ảo giữa Tam Quan
Đại Hồng(*)
...Còn bên này sông
Người đánh bắt giấc mơ
Nhạc
Vầng trăng của bé
Văn học nước ngoài
Con chó già
Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình
Những gam màu ấn tượng của mỹ thuật Quảng Nam
Về tuyển tập ca khúc "Quê hương xứ rượu Hồng Đào"
Vài âm vọng lục bát Nguyễn Bá Hòa
Góc nhìn người trong cuộc
Văn học và... thời trang
Văn học-Học văn
Mũ đồ chơi(*)
Một thoáng Mỹ Sơn(*)
Nhip sống văn nghệ-Hộp thư
Nhịp sống văn nghệ
Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015)
Hộp thư